Những Nhà Khoa Học Phát Hoảng Khi Phát Hiện Ra Những Hiện Tượng Không Tưởng Này
Hố “nuốt người” trên núi cát
#những_hiện_tượng_thiên_nhiên_kì_bí
#khám_phá_thế_giới
#kham_pha_thiên_nhiên
Baldy là tên của núi cát cao nhất ở rìa phía nam của hồ Michigan tại Mỹ. Chiều cao của nó lên tới 370m. Người ta dùng từ “đụn cát sống” để mô tả Baldy vì nó dịch chuyển từ 100 tới 200cm mỗi năm. Đụn cát bắt đầu di chuyển khi du khách nhổ cỏ – thứ giúp cho các lớp cát gắn kết với nhau. Gió là thủ phạm khiến núi Baldy dịch chuyển. Tuy nhiên, khả năng nuốt người của nó mới là vấn đề khiến giới khoa học sửng sốt.
Vào tháng 7/2013, Nathan Woessner – một cậu bé 6 tuổi – gặp nạn trên núi cát Baldy do một hố bất ngờ xuất hiện bên dưới. Độ sâu của hố lên tới 3m. Mọi người phải mất tới 3 giờ để lôi Nathan ra khỏi hố. Một tháng sau, hố thứ hai xuất hiện. Đây là hiện tượng bí ẩn bởi hố không thể hình thành trong cát. Mỗi khi một hố nào đó xuất hiện, cát sẽ tràn vào ngay lập tức và hố sẽ biến mất.
“Dường như chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng địa chất mới”, Erin Argyilan, nhà địa chất đang nghiên cứu đụn cát Baldy, phát biểu.
Erin cho rằng trong quá trình dịch chuyển, đụn cát đã lấp khá nhiều cây. Những cây đó thối rứa bên dưới cát và giải phóng khí. Hố xuất hiện vì khí thoát ra ngoài từ bên dưới. Người ta từng khai thác Baldy để lấy cát cho hoạt động sản xuất kính. Vì thế rất có thể hoạt động khai thác là nguyên nhân khiến các hố hình thành.
Những vòng tròn đồng tâm giữa sa mạc Sahara
“Mắt của Sahara” là một khu vực hình tròn có đường kính tới 50km trong sa mạc nóng nhất thế giới. Nó bao gồm nhiều hình tròn đồng tâm màu xanh dương. Nếu ngồi trong một phi thuyền trên quỹ đạo trái đất, bạn có thể thấy nó. Trong suốt một thời gian dài, giới khoa học nghĩ “mắt của Sahara” là kết quả của vụ va chạm giữa một thiên thạch với trái đất. Song một nghiên cứu gần đây cho thấy giả thuyết này không hợp lý. Nếu thiên thạch rơi xuống trái đất, áp lực và nhiệt độ của vụ chạm sẽ để lại nhiều hợp chất như coesite, một dạng của silicon dioxide.
Núi lửa kỳ lạ ở châu Mỹ
Uturuncu, núi lửa có chiều cao 6.000m ở phía tây nam Bolivia, phun trào lần cuối từ 300.000 năm trước. Các ảnh vệ tinh cho thấy cho thấy dung nham đang hình thành với tốc độ rất cao bên dưới núi lửa trong vòng 20 năm qua. Theo tính toán của một số nhà địa chất, thể tích dung nham tăng tới 1m3 mỗi giây. Vì thế khu vực xung quanh núi lửa – có chiều rộng lên tới 70km – đang phồng lên với tốc độ vài cm mỗi năm, Newscientist đưa tin.
Câu hỏi đầu tiên là: Quá trình phồng lên đã diễn ra trong bao nhiêu năm? Các nhà khoa học đã nghiên cứu khu vực xung quanh núi lửa, song họ chưa thể tìm ra đáp án. Uturuncu sẽ như thế nào trong tương lai cũng là một bí ẩn nữa. Shan de Silva, một chuyên gia núi lửa của Đại học Oregon tại Mỹ, đã nghiên cứu Uturuncu từ năm 2006. Shan dự đoán nó có thể trở thành siêu núi lửa. Các nhà địa chất khác không tìm thấy chứng cứ đáng thuyết phục để ủng hộ dự đoán của Shan. Mặc dù vậy, 300.000 năm là khoảng thời gian trung bình giữa những lần núi lửa phun trào ở phía tây bắc Bolivia. Vì thế, rất có thể Uturuncu sắp tạo ra một sự kiện lớn
Quý vị hãy đăng ký kênh để đón xem những video mới nhất từ chúng tôi.
#Tàu_Khám_Phá xin chào quý vị, Tàu Khám Phá bao gồm những video đặc sắc về cuộc sống thực khám phá những sự việc tưởng chừng như không thể xảy ra trong đời thực. Quý vị hãy đăng ký kênh để đón xem những video mới nhất từ chúng tôi tại đây.
—————————
Những video của Tàu Khám Phá đều tuân thủ luật bản quyền sở hữu nội dung Fair use, mọi thắc mắc về bản quyền quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cùng nhau tháo gỡ.
Email liên hệ: nguyenlong440@gmail.com
————————————–
Để liên hệ đặt quảng cáo quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: nguyenlong440@gmail.com
Trân Trọng Cám Ơn !
SDT: 0862.193.194
Trân Trọng.
Nguồn: https://perspectra.org
Xem thêm bài viết khác: https://perspectra.org/giao-duc/
Xem thêm Bài Viết:
- 25 PHÚT ĐỂ LÀM CHỦ DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI- CỰC ĐƠN GIẢN- CỰC HOT
- Rap Về Chí Phèo | Đỉnh Cao Văn Học, Ngữ Văn lớp 11 – Tan, Kunzing
- Tiếng Anh lớp 10 – Học SGK – Unit 8: The story of My village – Writing – Task 2
- Khoa Du Lịch – Trường Đại học Duy Tân, Đà nẵng
- Quy định của Bộ Giáo dục về tổ chức dạy 2 buổi/ngày
Có không ta
moi vbo hoi da so ghoi
Ngu thế nước chảy đã tạo ra và thay đổi núi vậy mà cũng khoa học
Đừng dùng phim để minh họa, nó tạo nên sự dối trá trong lời nói
Thề tôi vào xem chỉ vì cái ảnh
Co BEAR kia
King do qua di
Thich vidio thi tym vao day⬇
0:11 có phải Bear Grylls k mn???
A thc e lắm rồi đấy 🌹
Người quay phim bất tử
Chỉ gặp cầu vồng sinh đôi
Những Nhà Khoa Học Phát Hoảng Khi Phát Hiện Ra Những Hiện Tượng Không Tưởng Này